Bộ Can

Đặc điểm: Bộ Can (Bộ Âm Mộc túc châm) lấy kinh Can làm chủ kinh các kinh Thận, Tỳ, Vị, Đởm, Bàng Quang làm phụ kinh.

Xem video hướng dẫn ở đây: 

 

Chủ trị các bệnh: 

Can là gan nên điều trị các bệnh liên quan đến gan: như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, suy gan, gan nhiễm mỡ.
Can tàng huyết cho nên điều trị các bệnh liên quan đến thiếu máu.
Can chủ về kinh nguyệt ở phụ nữ vậy nên Can điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng kinh.
Can chủ cân, cân là gân cơ vậy nên liên quan đến các bệnh về cơ, khớp như: tê tay chân, run tay chân, liệt cơ, co cứng cơ, co giật, chuột rút,…
Can khai khiếu ra mắt vậy nên bộ này còn điều trị các bệnh về mắt: như đau mắt đỏ, thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể, đục dịch kính, ruồi muỗi bay trong mắt.
Can chủ cảm xúc, uất ức, tức giận nên còn điều trị các bệnh liên quan đến tâm lý, tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, u uất,…
Bộ Can điều trị say rượu, chóng mặt.
Can liên quan đến tuyến giáp nên còn điều trị bệnh cường giáp, basedow,..

1 Can- Đại Đôn.

Vị trí: Cách bờ ngoài góc móng ngón chân cái 0,1 thốn

2 Can- Hành Gian.

Vị trí: Kẽ ngón chân 1-2 đo lên 0,5 thốn.

3 Can- Thái Xung.

Vị trí: Giữa kẽ ngón chân 1 -2 đo lên 2 thốn

4 Can- Trung Phong.

Vị trí: Khe giữa 2 gân cơ ở cổ chân.

5 Can- Khúc Tuyền.

Vị trí: Gấp cẳng chân lại, huyệt ở đầu trong nếp gấp đầu gối


5 Vị- Giải Khê.

Vị trí: Trên nếp gấp cổ chân, giữa 2 gân duỗi các ngón chung và cơ duỗi dài ngón cái.

4 Tỳ- Thương Khâu.

Vị trí: Chỗ lõm phía trước mắt cá trong,  giữa gân cơ chày trước và mắt cá trong.

3 BQ- Thúc Cốt.

Vị trí: Chỗ lõm phía sau khớp bàn ngón út.

– 2 Thân- Nhiên Cốc.

Vị trí: Dọc theo đường cong của xương bàn chân, phía trước vị trí cao nhất của đường cong

Đởm- Túc Khiếu Âm.

Vị trí: Bên ngoài ngón chân thứ 4, cách góc móng chân 0,1 thốn.

6 BQ- Uỷ trung.

Vị trí: Giữa nếp gấp khoeo chân.

 

Leave a Comment