Bộ Phế

Đặc điểm: Bộ Phế( Âm kim thủ châm) lấy kinh Phế làm chủ kinh các kinh Đại trường, Tâm bào, Tam tiêu, Tâm, Tiểu trường làm phụ kinh.

 

Xem video cuối bài: 

Do Phế chủ khí nên bộ này điều trị:
Thiếu khí, hụt hơi, đoản hơn, nói nhiều hay hụt hơi, leo cầu thang thở dốc nhanh mệt.
Các bệnh liên quan đến đường hô hấp:
Do Phế có nghĩa là Phổi và đường hô hấp nên bộ Phế điều trị các triệu chứng: ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi.
Các bệnh: Viêm họng, viêm amydan, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm thanh quản, hen, COPD, viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, cảm lạnh.
Các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp: Sởi, thủy đậu, quai bị, rubella, chân tay miệng,…
Phế chủ bì mao
Do đó còn điều trị các bệnh về da: viêm da, mề đay, dị ứng,…

1 Phế- Thiếu
Thương.

Vị trí: Cách
góc móng tay cái 0,1 thốn.

2 Phế- Ngư Tế.

Vị trí: Điểm giữa xương bàn tay ngón cái, nơi tiếp giáp da gan tay và mu tay.

3 Phế- Thái Uyên.

Vị trí: Chỗ lõm trên lằn chỉ cổ tay thẳng từ ngón cái xuống

4 Phế- Kinh Cừ.

Vị trí: Mặt trong đầu dưới xương quay, nếp gấp cổ tay thẳng lên 1 thốn.

5 Phế- Xích Trạch

Vị trí: Tại nếp gấp cánh tay, chia nếp gấp cánh tay làm 3 phần bằng nhau. Huyệt nằm ở điểm 1/3 ngoài cánh tay.

5 TTr- Dương Cốc.

Vị trí: Đi theo rìa ngón tay út, chỗ giao với cổ tay là huyệt.

4 Tâm- Linh Đạo

Vị trí: trên huyệt Thần Môn 1,5 thốn.

3. Du huyệt- 3 3T- Trung
Chữ.

Vị trí: Sấp bàn tay, giữa khe ngón tay 4 và 5 xuống 1 thốn.

2 TBL- Lao Cung.

Vị trí: Huyệt nằm trên gan tay, khi co tay nắm lại huyệt nằm giữa đầu móng tay ngón 2 và 3.

1 Đtr- Thương
Dương.

Vị trí: Góc trong chân móng ngón tay trỏ, cách chân móng 0,1 thốn.

6 3T- Thiên Tỉnh.

Vị trí: Từ mỏm khuỷu tay lên 1 thốn, giữa chỗ lõm là huyệt.

Video hướng dẫn bộ Âm Kim Thủ Châm

 

Leave a Comment