LKTH tập 16: Đau bụng kinh

Xem toàn bộ bài giảng ở đây: 

Xem tóm tắt bài học ở bên dưới: 

Hiểu về kinh nguyệt

Giải thích về kinh nguyệt

經- Kinh tiếng hán có thể hiểu là sự trải qua, sự chịu đựng, còn có nghĩa là mạch máu

月- Nguyệt có nghĩa là mặt trăng, tượng trưng cho phụ nữ. Chu kì tròn- khuyết của mặt trăng là 28 ngày, tương ứng với 1 tháng, bằng với số ngày của chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. 

Kinh nguyệt có nghĩa là sự trải qua, sự chịu đựng, sự ra máu  của phụ nữ qua một tuần trăng(28 ngày). 

Theo dõi kinh nguyệt có thể biết được sức khỏe của mình. Là một dấu hiệu quan trọng của phụ nữ. 

Chu kì kinh nguyệt bình thường: 

Số ngày trong chu kì

Tính từ ngày đầu tiên ra máu của kì trước đến ngày đầu tiên ra máu của kí sau. 

Bình thường từ 26-32 ngày. 

Ngắn hơn gọi là chu kì kinh nguyệt ngắn

Dài hơn gọi là chu kì kinh nguyệt dài. 

Số ngày ra máu: 

Ra máu từ 5-7 ngày

Ít hơn là kinh nguyệt ít

Dài hơn là rong kinh. 

Lượng máu: 

Lượng máu ra trong 1 chu kì từ 30-80ml. Nhiều ở 3 ngày đầu, ít hơn các ngày sau. 

Hiểu đơn giản thế này. Lượng máu ra bình thường sẽ như thế này: 

Ngày 1-3 ra nhiều: Băng VS ban đêm

Ngày 4-7 ra ít: Băng VS ban ngày

Lượng máu ít hơn thì gọi là kinh nguyệt ít

Ra nhiều máu hơn gọi là băng kinh- thường phải sử dụng BVS dạng quần, dạng bỉm. 

Màu sắc

Màu đỏ sẫm, Ngày 1 thì nhạt hơn, những ngày cuối thì màu hồng nhạt. 

Không có máu nhầy, máu cục. 

Thế nào là đau bụng kinh trong lúc hành kinh

Đau bụng kinh là đau bụng trong lúc ra máu, thường kèm theo ra máu cục và sẽ hết đau khi ra hết máu. 

Chúng ta tưởng tượng, tử cung như một cái bình chứa máu: 

Khi đến ngày hành kinh thì máu( huyết) nhờ tử cung co bóp( nhờ Khí đẩy) mà máu từ tử cung chảy ra ngoài. 

Đau bụng kinh xảy ra khi máu không được đẩy ra ngoài dễ dàng, dẫn đến hiện tượng máu cục, máu đông trong tử cung gây đau. bụng. 

Tại sao lại bị đau bụng kinh: 

  1. Tử cung không có lực co bóp để đẩy( Khí hư)
  2. Máu trong tử cung quá ít( Huyết hư). Giống như dòng sông ít nước thì không lưu chuyển, dẫn đến lắng cặn dưới đáy sông. 
  3. Do tử cung bị đờ, không có bóp( Khí uất). Nguyên nhân này chủ yếu do cảm xúc.

Tất cả nguyên nhân trên làm máu trong tử cung khó ra ngoài, gây ra máu cục gọi là huyết ứ. 

Điều trị: 

Trước giai đoạn ra máu kinh nguyệt 1 tuần: 

Bộ huyệt: 

Dùng bộ Can để hành khí hoạt huyết: 

Xem sách Lục Khí trang: 165

Hoặc bấm vào link này: 

Tập luyện

Tập các mộn thể dục vận động như chạy bộ, nhảy dây,…

Ăn uống: 

Hạn chế các thực phẩm có chứa đường, đồ ngọt. 

Không ăn đồ cay nóng

Tăng lượng rau xanh hoặc các loại rau mầm như đỗ. Các thực phẩm như vậy sẽ tăng Can khí. 

Giai đoạn ra máu( đau vào thời điểm này): 

Bô huyệt:

Dán bộ Tỳ: trang 159

 Hoặc bấm vào đây

Thêm các huyệt đặc trị: 

Công Tôn( Phải), Nội Quan( Trái), Huyết Hải, Địa Cơ

Bấm vào đây để xem các xác định huyệt

Chườm ấm hoặc hơ ngải vùng bụng dưới

Chỉ cần chườm ấm toàn bộ bụng dưới là được. Ai biết thì dùng các huyệt sau: Khí hải, Tứ Mãn, Quy Lai

Bài thuốc

Dùng 3-10 gam tam thất sắc với 1-1,5l nước, uống thay nước. 

Lưu ý:

Chỉ dùng trong kì kinh đang ra máu và đau bụng

Người khỏe không bệnh không dùng

Có thai không dùng

Băng kinh, băng huyết không dùng. 

 

 

Leave a Comment