Xem toàn bộ nội dung bài giảng ở đây.
Bài này dành cho những người trung niên hoặc cao tuổi bị đau đầu gối
Tại sao lại có các triệu chứng đau:
Đông y có câu:” Thông bất thống, thống bất thông” có nghĩa là “Thông thì không đau, đau thì không thông”.
Có nghĩa là sao?
Bình thường khí huyết đi trong kinh lạc và mạch máu, nếu vì bất kì một nguyên nhân nào gây tắc nghẽn đường đi đó thì sẽ gây ra đau.
Tại sao lại hay bị đau các khớp?
Bởi vì các khớp là chỗ gấp khúc, gấp góc nên khí huyết hay ứ trệ ở đó. Giống như giao điểm của các ngã tư thường hay bị tắc đường.
Đầu gối là tuyến ngã tư lớn, nhiều đường kinh mạch qua lại do vậy hay mắc bệnh đau đầu gối.
Cách chữa đau đầu gối của người trung tuổi và cao tuổi:
Các bước để điều trị đau đầu gối:
Bước 1: Bồi bổ Can, Thận, cường gân cốt
Bước 2: Khai thông kinh lạc, giải tắc nghẽn.
Bước 1: Bồi bổ Can, Thận, cường gân cốt
Bộ huyệt Lục Khí
Dán bộ Can và bộ Thận thay phiên nhau, 1 ngày dán bộ Can thì hôm sau dán bộ Thận. Dán ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
Bài thuốc:
Dùng rễ cây cỏ xước
Còn gọi là Ngưu Tất Nam. Ngưu là con trâu, tất là cái đầu gối. Uống vào đầu gối chắc khỏe như đầu gối con trâu, hàm ý chỉ nó có tác dụng bổ Can Thận, cường gân cốt.
Cây này phổ biến ở vườn nhà, mọc hoang ở ruộng, bờ sông.
Cách chế biến, lấy rễ của cây cỏ xước vào mùa đông. Rửa sạch, thái nhỏ. Phơi khô hoặc dùng tươi đều được. Đun lấy nước uống hàng ngày.
Bước 2: Khai thông kinh lạc, giải tắc nghẽn.
Khai thông kinh lạc bằng bộ huyệt Lục Khí:
Lấy xương ống đồng( xương chày) làm mốc, chia đầu gối làm 2 phần. Phía trong và phía ngoài
Ở phía ngoài lại chi làm đôi thành 2 phần.
- Đau đầu gối phần số 1 dùng bộ Tỳ
- Đau đầu gối phần số 2 dùng bộ Vị
- Đau đầu gối phần thứ 3 dùng bộ Đởm

LKTH: Đau đầu gối
Thêm các huyệt đặc huyệt:
Huyệt Lương Khâu, huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Huyết Hải.
Chi tiết xác định huyệt xem ở đây.
Leave a Comment